Một số kiến thức về vị thuốc cổ truyền
1. Nguồn gốc thuốc cổ truyền
Thuốc cổ truyền (thuốc Đông y) có nguồn gốc từ thực vật, động vật và khoáng vật.
Sự xuất hiện của thuốc là do kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra. Số lượng, chất lượng tiến bộ theo sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Thời nguyên thuỷ, thực vật hay động vật do nguồn tự nhiên cung cấp, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái và chăn nuôi. Các loại thuốc khoáng vật phát triển theo nguồn khai thác mỏ như thạch cao, chu sa, hùng hoàng ...
Thuốc cổ truyền là gì?
Còn nhiều vị thuốc mà nhân dân ta, nhất là đồng bào miền núi sử dụng rất có giá trị nhưng chưa được xác định phân loại thực vật, nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng dược lý. Một số cây đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng có hiệu quả tốt trong phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Thuốc cổ truyền trong y học cổ truyền có nhiều loại với công dụng khác nhau mà khi sử dụng bạn cần sử dụng theo đơn kê và dưới sự giám sát, theo dõi của bác sĩ.
2. Một số khái niệm về thuốc cổ truyền
Thuốc cổ truyền khái niệm cần nắm được:
- Thuốc cổ truyền: Thuốc cổ truyền là một vị thuốc (sống hoặc chế biến) hay một chế phẩm thuốc được chế từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật, có tác dụng điều trị hoặc có lợi cho sức khỏe con người, đã được sử dụng lâu đời ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới
Thuốc cổ truyền có thể dùng nhiều cách uống khác nhau
- Thuốc Nam: Là thuốc có nguồn gốc ở Việt Nam hoặc được di thực và trồng ở Việt Nam.
- Thuốc Bắc: Là thuốc có nguồn gốc từ một số nước ở phương Bắc như: Trung Quốc. Triều Tiên...
- Thuốc gia truyền: Là những bài thuốc, chế phẩm thuốc cổ truyền trị một chứng bệnh nhất định có hiệu quả ở một địa phương, một vùng, được sản xuất lưu truyền từ đời này sang đời khác trong một gia đình, một dòng họ.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về các chuyên khoa y học cổ truyền khác.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám y học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
3. Một số dạng thuốc cổ truyền
Các dạng thuốc cổ truyền được sử dụng để chữa bệnh hiện nay
- Thuốc sắc: Là chế phẩm thuốc dạng lỏng được bào chế từ một hay nhiều vị thuốc (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền) bằng cách sắc với nước sạch ở nhiệt độ 100°C hoặc thấp hơn trong một thời gian nhất định để uống hay dùng ngoài.
- Thuốc tán: Là chế phẩm thuốc dạng khô, tơi, được bào chế từ một hay nhiều vị thuốc (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền) bằng cách tán mịn, rây qua cỡ rây thích hợp, trộn đều để uống hay dùng ngoài.
- Thuốc hoàn: Là chế phẩm thuốc dạng rắn, hình cầu được bào chế từ bột dược liệu, dịch chiết dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ từ các vị thuốc theo phương pháp y học cổ truyền) với tá dược dính theo khối lượng quy định, dùng để uống.
- Chè thuốc: Là chế phẩm thuốc dạng rắn được bào chế từ một hay nhiều vị thuốc (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền), phân chia đến mức độ nhất định, đóng gói nhỏ và sử dụng dưới dạng nước hãm để uống hay dùng ngoài.
- Cốm thuốc: Là chế phẩm thuốc dạng rắn được bào chế từ bột dược liệu, dịch chiết dược liệu (đã được chế biến và phổi ngũ từ các vị thuốc theo phương pháp y học cổ truyền) với tá dược để tạo thành hạt cốm theo kích cỡ nhất định dùng để uống.
Thuốc cổ truyền có nhiều loại, được điều chế nhiều dạng khác nhau.
- Rượu thuốc: Là chế phẩm thuốc dạng lỏng được bào chế bằng phương pháp chiết xuất dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền) với rượu trắng để uống hay dùng ngoài.
- Cao thuốc. Là chế phẩm thuốc dạng lỏng hay đặc được bào chế bằng cách cô đến thể chất nhất định dịch chiết thu được từ dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền) với dung môi thích hợp bằng những phương pháp chiết xuất thích hợp, dùng để uống hay bào chế các dạng thuốc khác.
- Siro thuốc: Là chế phẩm thuốc dạng lỏng được bào chế bằng cách cô đến thể chất nhất định dịch chiết thu được từ dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền) với dung môi thích hợp và bằng những phương pháp chiết xuất thích hợp kết hợp với lượng đường thích hợp để uống.
- Thuốc viên: Là chế phẩm thuốc dạng rắn được bào chế từ bột hay dịch chiết dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ từ các vị thuốc theo phương pháp y học cổ truyền) với các tá dược thích hợp để tạo thành các loại viên khác nhau (viên nén, viên bao, viên nhộng...) để uống.
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về phương pháp cấy chỉ
Ngoài ra còn có một số dạng thuốc khác như: Bánh thuốc, chỉ thuốc, thuốc mỡ, cao dán, thuốc tiêm... tiêu đầu tiên tạo đi là Trong các dạng thuốc kể trên, có một số dạng thuốc đặc trưng của y học cổ truyền như: Thuốc sắc, thuốc hoàn, rượu thuốc, cao thuốc... một số dạng thuốc tương tự như dạng thuốc của y học hiện đại như: Thuốc viên, thuốc mỡ, siro thuốc…
Nguồn https://ivie.vn/
Tin tức khác?
VIETMEC chung tay góp sức vì Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Sơn La
Vừa qua, Công ty dược liệu Việt Nam phối hợp cùng Đoàn công tác của BVĐK tỉnh...
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Bộ Y tế cần họp, làm việc định kỳ gỡ vướng ngay cho doanh nghiệp dược
TP.HCM công khai chất lượng phòng khám để người dân lựa chọn2
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2023 - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU VIỆT NAM (VIETMEC)
Ngày 27/05/2023, Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam (VIETMEC), đã tổ chức Đại...